Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Tin tức hoạt động các TCTD

Gửi Email In trang Lưu
Huyện Quang Bình đưa Chỉ thị 40/CT-TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng đi vào cuộc sống

28/08/2019 09:09

Quang Bình là huyện vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang, tổng diện tích tự nhiên: 79.188,04 km2. Huyện có 14 xã và 01 thị trấn với 135 thôn bản, tổng dân số toàn huyện 17.968 hộ; Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo Quyết định số 202/QĐ - UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh Hà Giang: Hộ nghèo 3.132 hộ, chiếm tỷ lệ 22,03%; hộ cận nghèo 1.393 hộ, chiếm tỷ lệ 9,80%, hộ mới thoát nghèo 710 hộ, chiếm 4,99%/ tổng số hộ. Thu nhập chủ yếu của nhân dân là từ sản xuất nông, lâm nghiệp chăn nuôi và một phần nhỏ từ kinh doanh dịch vụ.

Họp Tổ tiết kiệm vay vốn tại thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, bình xét cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

       Về địa giới hành chính khá phức tạp như có nhiều đồi, núi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, có tập quán canh tác khác so với các huyện. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chính sách và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua huyện Quang Bình luôn được đánh giá là địa phương của tỉnh "Phát huy hiệu quả các nguồn lực" để phát triển, trong đó nguồn vồn tín dụng chính sách được xem là nguồn lực tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vay vốntín dụng chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống dần thát nghèo bền vững, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tàn xã hội trên địa bàn huyện.

Sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) và Chương trình hành động của Tỉnh Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Huyện Quang Bình đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đưa Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội  “đi vào cuộc sống” một cách hiệu quả. Cụ thể:

- Đối với Huyện ủy: Đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội; ban hành Công văn số 1457-CV/HU chỉ đạo UBND huyện, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy các cấp, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tổ chức triển khai về các nội của dung Chỉ thị 40 sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Để cụ thể hóa nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Huyện ủy Quang Bình đã ban hành Kế hoạch số 03-KH/HU ngày 10/9/2015 về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

- Từ năm 2016 đến nay Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành 05 văn bản thỏa thuận để UBND huyện ban hành 05 Quyết định về việc chi ngân sách huyện bổ sung để ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng số tiền là 1.405 triệu đồng.

Giải pháp trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị đó là phổ biến quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Theo đó Ban tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức được 135 buổi tuyên truyền chỉ thị, chương trình hành động và kế hoạch thực hiện chỉ thị 40-CT/TW.

Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện triển khai nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động. Đồng thời, cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị sát với tình hình thực tế địa phương, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong huyện. Thực hiện tín dụng chính sách gắn với sản xuất kinh doanh phát triển giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với Đảng bộ các xã thị trấn, hội đoàn thể nhận ủy thác nhận thức về tín dụng chính sách đã được nâng lên đáng kể, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong thực hiện tín dụng chính sách. Thực hiện tốt công tác điều tra rà soát xác định đúng đối tượng chính sách, hướng dẫn đối tượng thụ hưởng sử dụng nguồn vốn đúng mục đích mang lại hiệu quả cao. Song song với đó thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của hộ vay. Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi mà cấp ủy, chính quyền các cấp dành cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được biến thành các hành động cụ thể. Như: Bố trí Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tham gia làm thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện, trụ sở làm việc, nơi giao dịch...

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó bí thư Huyện ủy,Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện NHCSXH huyện Quang Bình cho biết: "Hàng năm Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện đã bám sát quy chế hoạt động, thực hiện nghiêm việc triển khai nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Ban đại diện hội đồng quản trị cấp trên. Xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm phân bổ nguồn vốn các chương trình cho vay; triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương chính sách mới đến nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch UBND xã với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Đồng thời chủ động trong công tác phối hợp giữa Ngân hàng CSXH với các ngành, xã, thị trấn trong việc kiểm tra, giám sát đối tượng vay và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ khi đã được vay vốn tại Ngân hàng CSXH. Đặc biệt chú trọng công tác kiện toàn, tập huấn nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ vay vốn. Như vậy sự chủ động trong hoạt động của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện là điểm mấu chốt để nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chỉ thị 40-CT/TW ra đời tiếp tục khẳng định việc nâng cao trách nhiệm của Mặt trận tổ Quốc Việt Nam các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Bởi trên thực tế, hệ thống Ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác vốn vay thông qua 4 tổ chức: Hội nông Dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Với đội ngũ thành viên, hội viên rộng khắp là cánh tay nối dài của Ngân hàng chính sách đưa nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng. Hàng năm các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, đã phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban Thường vụ Hội, cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động ủy thác của NHCSXH. Các xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo nghiệp vụ ủy thác, thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ TK&VV, công tác xử lý nợ bị rủi ro khi có phát sinh. Quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt đối với các đơn vị có chất lượng tín dụng thấp từ đó, chất lượng tín dụng chính sách, chất lượng việc thực hiện dịch vụ ủy thác và hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng được nâng cao.

Tại huyện Quang Bình việc thực hiện giao dịch tại 15/15 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã, 214 Tổ TK&VV hoạt động tại thôn bản, đã góp phần công khai được các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH từ ngày 6 đến 22 hàng tháng để vay vốn, trả nợ, gửi tiền tiết kiệm, trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị-xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền địa phương. Qua đó, đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và  hoạt động của NHCSXH. Chính quyền cơ sở cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại cơ sở”.

(Tổ chức họp giao ban, giao dịch lưu động tại xã Tân Nam,huyện Quang Bình)

Có thể khẳng định rằng Chỉ thị 40-CT/TW của Đảng đã đi vào cuộc sống và tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Một nội dung đang được huyện Quang Bình nỗ lực triển khai, đó là hằng năm ưu tiên, dành một phần vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, xem đây là khoản chi thường xuyên của ngân sách hàng năm. Đây được xem là bước đột phá thể hiện rõ sự quyết liệt vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương. Cùng chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương cũng đã giúp cho NHCSXH chủ động hơn về vốn, giảm bớt sự phụ thuộc đối với ngân sách Trung ương trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2014 đến tháng 30/6/2019 nguồn chuyển từ ngân sách UBND huyện là: 1.405 triệu đồng đạt 100% kế hoạch giao. Trong đó (Năm 2016 chuyển 300 triệu đồng; Năm 2017 chuyển 300 triệu đồng ; Năm 2018 chuyển 300 triệu đồng; Năm 2019 chuyển 505 triệu đồng). Theo đó Dư nợ cho vay năm 2014 là 172.895 triệu đồng đến 30/6/2019 là 297.700 triệu đồng tăng 124.805 triệu đồng (tăng 72%). Trong đó: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách và các nguồn lực: Năm 2014 là 0 triệu đồng đến 30/6/2019 là 1.405 triệu đồng, tăng 1.405 triệu đồng.

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách từ trung ương cấp, đến nguồn địa phương đã giúp cho 6.518 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp bình quân (0,1%). Tín dụng chính sách đã giúp cho 3.716 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, trên 572 học sinh sinh viên được vay vốn đảm bảo quá trình học tập, tạo việc làm mới cho 928 lao động. Xây dựng và cải tạo 1.100 công trình nước sạch về vệ sinh môi trường nông thôn. Hỗ trợ làm mới 728 nhà cho người nghèo... Hàng năm Ban đại diện HĐQT huyện chỉ đạo NHCSXH huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tổng kết đánh giá kết quả hoạt động nguồn vốn tín dụng chính sách lồng ghép với việc sơ kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40.

Hàng năm, các Ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người dân. Góp phần quan trọng để người dân áp dụng trong thực tế, triển khai mô hình, đưa cây con giống mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồng vốn tín dụng chính sách. Nhờ những giải pháp tích cực cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo của huyện thực hiện có hiệu quả, bình quân giảm 2,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Quang Bình chiếm 22,03%, trong đó riêng năm 2018 giảm được 710 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo trong năm đạt 6,98%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 21 triệu đồng năm 2014 lên 30 triệu đồng/ năm 2018, tăng 9 triệu đồng. Huyện đang tiếp tục phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2020 thu nhập huyện Quang Bình đạt 32 triệu đồng/người/ năm. Toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn NTM vượt mục tiêu nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020.

Việc triển khai các giải pháp đồng bộ trong thực hiện "Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đã mang lại hiệu quả tích cực. 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của địa phương, cùng, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Yên Lập, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tôi đến gia đình chị Hoàng Thị Thu. Được Hội phụ nữ xã quan tâm, tạo điều kiện gia đình chị được vay ưu đãi từ chương trình hộ nghèo 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản... vốn chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nên việc làm ăn của gia đình chị bước đầu thu được kết quả khả quan. Cùng với đó, gia đình chị còn được vay từ nguồn vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư xây dựng công trình phụ khép kín, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chăn nuôi phát triển đã giúp gia đình chị Thu có nguồn thu ổn định, bình quân đạt 50-60 triệu đồng/năm. Đời sống khấm khá hơn. Gia đình chị Thu đã tự nguyện xin thoát nghèo

 (Mô hình chăn nuôi Bò sinh sản của gia đình chị Hoàng Thị Thu, thôn Yên Lập xã Yên Thành, huyện Quang Bình)

Chị Hoàng Thị Sinh - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Yên Lập, xã Yên Thành cho biết: “Trước khi cho vay, thành viên trong tổ đều hướng dẫn cho gia đình hội viên nên sử dụng, phát triển đồng vốn để chăn nuôi hoặc trồng loại cây gì. Sau khi cho vay thì trực tiếp giám sát các sử dụng đồng vốn có đúng mục đích hay không”.

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã thúc đẩy phong trào phát triển sản xuất chăn nuôi của nhân dân không ngừng lan rộng, ngày càng có thêm nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho thu nhập khá, trở thành hàng hóa địa phương, như mô hình Chăn nuôi tập trung cá- lợn- vịt siêu trứng tại tổ 2 thị trấn Yên Bình; mô hình Nuôi cá thương phẩm tại thôn Hạ Bình xã Tiên Nguyên, mô hình nôi lợn thương phẩm- nuôi lợn sinh sản tại thôn Thượng Bằng xã Bằng Lang…

 Không phải là mô hình tiêu biểu của huyện, nhưng anh Nông Văn Muốn tại thôn Hạ Quang xã Vĩ Thượng cũng như hàng nghìn khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội được vay vốn hộ nghèo. Nhờ phát huy hiệu quả đồng vốn với mô hình chăn nuôi trâu sinh sản gia đình anh đã có thu nhập thoát được nghèo năm 2016. Sau đó gia đình anh tiếp tục được vay 50 triệu đồng thuộc nguồn vốn thoát nghèo, giúp gia đình chị mở rộng thêm mô hình chăn nuôi và trồng trên 2 ha cây Cam. Anh Nông Văn Muốn phấn khởi chia sẻ : “Gia đình tôi nhờ có nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế từng bước nâng cao thu nhập, thoát khỏi cảnh đói nghèo; tôi rất cảm ơn chính sách tín dụng của Chính phủ và sự triển khai cho vay kịp thời”.

 (Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản của gia đình anh Nông Văn Muốn, thôn Hạ Quang xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình)

Sự thành công của anh Nông Văn Muốn cho thấy sự ưu việt nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ đối tượng nghèo được tiếp cận mà còn tạo điều kiện cho đối tượng khác vươn lên làm giàu. Trên đây chỉ những khách hàng trong hàng nghìn khách hàng sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách đúng mục đích, ý nghĩa ngành hướng tới.

Bên cạnh đó, Hội đoàn thể đã quan tâm tới vốn ủy thác cho vay để phối hợp với cơ quan chức năng lồng ghép các dự án giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả. Hiện nay tại huyện Quang Bình, 4 tổ chức Hội đều có các chương trình lồng ghép thực hiện các dự án nông lâm nghiệp cùng với sử dụng đồng vốn tín dụng chính sách được hiệu quả hơn. Tiêu biểu: Hội Nông Dân huyện với dự án Nuôi Ngựa sinh sản, cây có múi tại các xã phía nam của huyện.

 Anh Hoàng Thanh Tùng, Bí thư Đoàn xã Tiên Yên chia sẻ: Là một trong 4 tổ chức hội nhận ủy thác vốn vay với Ngân hàng Chính sách xã hội. Đoàn thanh niên xã Tiên Yên đang có tổng dư nợ trên 5,8 tỷ đồng thuộc các chương trình cho vay sản xuất kinh doanh, hộ nghèo, cận nghèo, ... với hơn 130 hộ vay. Số tiền ủy thác không nhỏ là trọng trách lớn trong công tác quản lý của tổ chức hội. Do đó Đoàn thanh niên xã đã thực hiện chặt chẽ các quy trình từ xét duyệt đối tượng lựa chọn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ chính sách, xây dựng kế hoạch kiểm tra 2 lần trên năm, đôn đốc thu lãi, tiết kiệm trước ngày giao dịch 3 ngày (tiến hành thu tại thôn), thường xuyên trao đổi tổ trưởng tổ tiết kiệm, trả lời vướng mắc của người dân... . Nhờ nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng, hiện nay tại xã Tiên Yên đã có thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế. Như mô hình trồng Cam của của anh Đặng Văn Tài thôn Buông xã Tiên Yên là ví dụ điển hình. Mỗi năm gia đình ông thu về trên 200 triệu đồng, trở thành hộ khá giàu trong xã. Mới đây gia đình ông được vay vốn sản xuất kinh doanh 50 triệu đồng. Giúp gia đình anh tiếp tục mở rộng đồi Cam. Hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi  đã góp phần giúp xã Tiên Yên đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2017.

 (Mô hình trồng Cam của gia đình anh Đặng Văn Tài tại thôn Buông xã Tiên Yên, huyện Quang Bình)

Trên đây là những ví dụ điển hình khẳng định sự vào cuộc tích cực của cấp ủy chính quyền, Mặt trận các ngành đoàn thể địa phương, sự nỗ lực vươn lên của người dân nhằm phát huy hiệu quả nguồn quả vốn tín dụng chính sách đúng mục đích.

Đề xuất, kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014

Bên cạnh những kết quả đã đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, trên địa bàn huyện Quang Bình vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Nguồn lực của huyện còn khó khăn, cơ sở vật chất, nhất là đối với các xã, thị trấn còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư đồng bộ, việc thu hút doanh nghiệp còn hạn chế. Do vậy việc hỗ trợ cho Ngân hàng CSXH cũng còn hạn chế; số vốn từ Ngân sách địa phương của huyện bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn còn thấp mới chỉ đạt chỉ tiêu do Ban đại diện HĐQT tỉnh giao hàng năm. Chưa thực hiện huy động được sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các Doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tín dụng chính sách xã hội vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gan tới tôi đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội các cấp cần tập chung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Một là: Thường xuyên quan tâm và kịp thời giải quyết các đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho hoạt động cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn hoạt động ổn định và bền vững.

Hai là: Tiếp tục quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc của NHCSXH, kịp thời rà soát, thống kê, xác nhận đúng các đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách.

Ba là: Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp, báo cáo thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để thống nhất đưa vào nghị quyết việc cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm ủy thác sang NHCSXH tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh theo nghị quyết Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH hàng năm, đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc có các giải pháp để huy động nguồn lực từ các Doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các cá nhân để bổ sung cho nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Bốn là: Thường xuyên, rà soát kiện toàn Ban đại diện NHCSXH các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý, chỉ đạo triển khai và thực hiện lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, cùng các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương được đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả các chương trình.

 Năm là: Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Ngân hàng CSXH và các Tổ chức Chính trị- xã hội về tín dụng chính sách xã hội và chỉ đạo bổ sung Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW kịp thời phù hợp với thực tế của địa phương và định hướng phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội.

Sáu là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị. Chỉ đạo Ngân hàng CSXH huyện tăng cường làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.

Bẩy là: Tăng cường chỉ đạo Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục vận hành hiệu quả mô hình quản lý đặc thù của ngành, phối hợp có hiệu quả với cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, và các Tổ chức chính trị- xã hội tiếp tục làm tốt công tác điều tra xác định đối tượng vay vốn, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng chính sách ; tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng lồng ghép với hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho cán bộ cơ sở và nhân dân, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra quan tâm cho vay khởi nghiệp trong lực lượng thanh niên, phụ nữ ở khu vực nông thôn và chương trình khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên theo quyết định của thủ tướng

Tám là: Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về tín dụng chính sách, NHCSXH phối hợp với các cơ quan đài, báo, địa phương soạn thảo, xây dựng nội dung tuyên truyền, đảo bảo cho nhân dân ( đặc biệt cho dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa) dễ hiểu, kịp thời nắm bắt tiếp cận vay vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn toàn tỉnh.

Chín là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị; kết qủa thực hiện các chủ trương, chính sách về tín dụng chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành; đồng thời hàng năm làm tốt công tác đánh giá, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

 Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong thời gian qua đã góp phần cho Huyện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương, đảm bảo an ninh xã hội địa phương. Qua đó “Quang Bình đã trở thành huyện động lực của tỉnh Hà Giang".

Thu Hằng - NHCSXH huyện Quang Bình

Tin khác

VietinBank Hà Giang Hội nghị tập huấn nghiệp vụ lần 3 năm 2019 (26/08/2019 11:01)

BIDV Hà Giang tham gia Hội thao khối Giao ước thi đua Ngân hàng - Tín dụng tỉnh Hà Giang năm 2019. (26/08/2019 10:56)

Agribank Hà Giang bàn giao công trình an sinh xã hội và thiết bị trường học cho trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (22/08/2019 10:06)

Agribank phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất dự kiến trên 8% (22/08/2019 10:04)

Agribank Hà Giang tổ chức Hội thi phát triển sản phẩm dịch vụ và giao lưu thể thao (22/08/2019 09:57)

Tín dụng chính sách xã hội huyện Mèo Vạc chuyển mình nhờ Chỉ thị 40- CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (16/08/2019 11:25)

Huyện Bắc Quang tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí Thư trung ương (16/08/2019 08:49)

Tiết kiệm chi phí với gói tài khoản thanh toán V-Biz của VietinBank (16/08/2019 08:43)

Ví Việt – Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (15/08/2019 13:34)

LienVietPostBank-Hà Giang khai trương Phòng Giao dịch Quang Bình (02/08/2019 15:20)

xem tiếp